Hướng dẫn cách điều chỉnh amply karaoke từ A-Z

Trong bài viết này TDQ Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh amply karaoke từ A-Z. Chúng tôi không khẳng định rằng bạn sẽ trở thành một chuyên gia điều chỉnh amply karaoke. Nhưng chúng tôi khẳng định bài viết này sẽ giúp bạn làm chủ chiếc amply karaoke của mình.
  1. Những vấn đề thường gặp khi bạn không biết chỉnh amply karaoke

+ Lỗi hú, rít xuất hiện thường xuyên và liên tục.
+ Hát karaoke cảm giác hát rất mệt, không thoát tiếng.
+ Tiếng hát cao thiếu, tiếng hát trầm thiếu hoặc là âm nhạc đánh không hay.
+ Giọng hát bị méo,xẻ, vỡ tiếng và bạn không nhận ra đó là giọng của mình.
+ Không có sự hài hòa giữa tiếng tress và tiếng bass
+ Tiếng vang không được chỉnh ở mức độ hợp lí khiến cho tiếng quá khô khan hoặc là nhại tiếng nhiều.
Chắc hẳn khi sử dụng amply karaoke bạn sẽ gặp phải những lỗi này. Nhưng bạn đừng lo trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh và sử dụng khắc phục hoàn toàn những lỗi trên.

  1. Làm quen nút điều chỉnh trên amply karaoke

Muốn làm chủ amply karaoke bạn phải hiểu rõ công dụng của từng nút trong amply karaoke và khi nào thì sử dụng chúng.

cach dieu chinh amply karaoke tu a z 1
  1. Cách điều chỉnh amply karaoke đúng chuẩn hay nhất

Bước 1: Đưa tất cả núm vặn trên mặt amply theo chiều hướng kim đồng hồ về vị trí 12h.

Bước 2: Căn chỉnh khu vực chỉnh âm nhạc đầu vào khi hát karaoke.

+ Núm VOL (số 16) dùng để chỉnh độ to nhỏ của âm nhạc phát ra. Khi bạn hát karaoke bạn muốn âm lượng to thì vặn theo chiều kim đồng hồ. Và nhỏ đi theo chiều hướng ngược lại. Khi đang tập căn chỉnh thì bạn VOL ở vị trí 1h là khá hợp lí
+ Núm LO (số 17) là núm điều chỉnh tiếng trầm của nhạc. Khi điều chỉnh núm này theo chiều kim đồng hồ bạn sẽ nhận thấy tiếng trầm càng thêm rõ rệt
+ Núm MID (số 18) là núm điều chỉnh tiếng trung của nhạc. Bạn để vị trí 10-11h thì khá là ổn
+ Núm HI (số 19) là núm điều chỉnh tiếng treble của nhạc. Bạn lên để vị trí 1h bởi vì bạn để cao quá thì tiếng xẽ bị xé tiếng. Còn bạn để thấp quá thì tiếng sẽ ảm đạm. Mất đi chất của nhạc.

Bước 3 : Căn chỉnh micro

Trước tiên bạn cắm trực tiếp micro vào số 1 nếu là loại micro cầm tay có dây. Còn nếu là micro không dây thì cắm dây kết nối giữa bộ thu và amply vào.
   

dieu chinh amply min

   
Điều chỉnh amply quá dễ dàng khi hiểu rõ về chúng

   
+ Núm VOL (số 3) là núm điều chỉnh âm lượng của mic. Điều chỉnh âm lượng của mic trực tiếp từ núm này. Khi thử thì bạn nên để ở vị trí 1h.Khi hát karaoke thì tiếng mic hãy để lớn hơn tiếng nhạc để lời hát được thoát ra chứ không nhí nhí.
+ Núm BAL (số 4) là núm điều chỉnh cân bằng 2 loa. Nghiêng về bên nào thì âm lượng bên còn lại sẽ nhỏ đi. Núm này lên để vị trí 12h
+ Núm ECHO (số 5) là núm điều chỉnh độ vang của tiếng micro. Hãy hát 1 câu hát khi điều chỉnh núm này. Nếu chỉnh quá cao sẽ xuất hiện hú, rít. Hát 1 câu sẽ giúp bạn tìm được vị trí thích hợp. Thường thì để ở vị trí giữa 12h và 1h.
+ Núm LO (số 6) là núm điều chỉnh dài âm trầm của micro. Khi điều chỉnh núm này hãy nói “bốn”, “bảy”. Nghe và cảm nhận sao cho tiếng trầm vừa đủ tròn tiếng. Tùy vào giọng mỗi người mà sẽ có vị trí núm thích hợp.
+ Núm MI (số 7) là núm điều chỉnh dải trung của mic. Khi điều chỉnh núm này hãy nói “hai” và điều chỉnh đến vị trí mà khi tai bạn nghe tiếng “hai này tròn nhất”
+ Núm HI (số 8) là núm điều chỉnh dải cao của mic. Khi điều chỉnh núm này hãy nói “Sáu”, “Chín” điều chỉnh tiếng treble vừa đủ với giọng của từng người. Nếu cao quá sẽ bị xé tiếng, nếu thấp quá thì mất độ hay của người hát.

Bước 4: Chỉnh ECHO độ vang, nhại của toàn bộ mic

+ Núm LO (số 11) là núm điều chỉnh tăng giảm vang của tiếng mic trầm. Khi hát mà xuất hiện âm trầm thì núm này sẽ phát huy công hiệu
+ Núm HI (số 12) tăng giảm vang của tiếng mic cao. Khi hát mà xuất hiện âm cao thì núm này sẽ phát huy công hiệu.
+ Núm RPT (số 13) là núm repeat dùng để chỉnh độ lặp lại của tiếng micro. Thường thì người ta để ở vị trí 12h. Khi đó có 6 tiếng được lặp lại trong câu.
+ Núm DLY (số 14) là núm điều chỉnh tốc độ tiếng hát. Tức là khi hát bạn có thể nghe thấy tiếng mic có thể sẽ chậm hơn so với tiếng khi bạn hát.

Bước 5: Căn chỉnh hàng Master – điều chỉnh tổng

+ Núm VOL (số 20) là núm điều chỉnh tổng âm lượng của cả nhạc và mic. Nếu núm này điều chỉnh về 0 thì tất cả âm thanh sẽ tắt.
+ Núm LO (số 21) là núm điều chỉnh âm trầm của cả dàn
+ Núm MID (số 22) là núm điều chỉnh âm thanh dải trung của cả dàn
+ Núm HI (số 23) là núm điều chỉnh âm thanh dải treble của cả dàn.

  1. Xử lí các vấn đề thường gặp khi hát karaoke

+ Hát karaoke bị hú, rít : Khi hát karaoke bị hú, rít thì bạn điều chỉnh như sau. Bạn điều chỉnh lại nút LO (số 6), nút HI (số 8) theo ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc hết hú rít.
+ Hát karaoke cảm giác rất mệt, không thoát tiếng : Hát karaoke rất mệt và không thoát tiếng thì bạn điều chỉnh nút MID (số 7) theo chiều kim đồng hồ. Cho đến khi bạn vừa ý. Nếu mà xuất hiện hú, rít thì hãy vặn ngược lại chút cho đến khi không hú rít.

  1. Những lưu ý bạn cần nhớ để sử dụng amply bền không hư hỏng.

+ Khi điều chỉnh phải vặn từ từ. Điều này giúp cho khi chạm đến ngưỡng thì bạn nhanh chóng sửa được.
+ Khi tắt dàn karaoke hãy vặn VOL (số 20) tổng xuống rồi mới tắt amply
+ Loa bị hú, rít cũng một phần nguyên nhân do micro bị kém. Hãy lựa chọn micro tốt nhất cho dàn karaoke của mình nhé.
Xem ngay : 3 Bộ micro không dây hát karaoke gia đình hay vô địch
Trên đây là cách điều chỉnh amply karaoke gia đình hay nhất. Chúc bạn làm chủ hoàn toàn chiếc amply karake gia đình mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *